TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI
PHÁP LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
Tên đề tài : Cải tiến và sáng tạo một số
phương pháp giúp học sinh Giỏi lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ
pháp
Tác giả: Đinh
Thị Hòa Bình, GV trường
TH Mỹ An, Phù Mỹ
I.
Mục đích đề tài
Giúp cho học sinh Giỏi
lớp 5 nhận biết, hiểu về câu một cách cơ bản nhất, sâu sắc nhất, các em phân tích được các bộ phận trong câu một cách
chính xác, rõ ràng. Học sinh biết câu mình đang cần tìm hiểu hoặc sử dụng đúng
hay sai. Nếu sai thì ở điểm nào, cách
sửa những chỗ bị sai như thế nào cho phù hợp. Đề tài còn giúp cho học sinh học
sinh luyện viết câu đúng và hay, các em thêm yêu Tiếng Việt, giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
1. Thực trạng của vấn đề: Phần lớn học
sinh chưa xác định đúng các bộ phận trong câu. Các em chưa phân biệt được CN, VN
ở mức độ khó. Hay nhầm giữa định ngữ của chủ ngử với vị ngữ hoặc nhầm trạng ngữ
là một câu hoàn chỉnh, viết câu bị sai. HS Giỏi chưa viết được câu ở mức độ
thành thục, nhuần nhuyễn.
2.Tính mới của giải pháp: Học sinh nắm được các kiến thức về câu một cách sâu
sắc, biết phân tích chính xác các bộ phận trong câu. Có thể nhận biết các dạng
lỗi trong câu sai, biết sửa câu sai thành câu đúng, viết và sử dụng chúng một
cách thành thạo.
III. Nội dung giải pháp
1. Giải pháp
1.1. Giải
pháp hướng dẫn học sinh phân tích chính xác các bộ phận nòng cốt trong câu: Hướng dẫn học sinh phân tích chính
xác CN dựa vào phân tích danh từ chính và định ngữ ; xác định VN dựa vào các
động từ, tính từ và bổ ngữ trong câu đồng thời dựa vào mối quan hệ ý nghĩa giữa
CN, VN. Ví dụ: xác định CN, VN trong câu “Những con voi về
đích trước tiên huơ vòi
chào khán giả.”Có
2 trường hợp HS đưa ra: (1)“Những con voi //về đích trước tiên huơ vòi
chào khán giả ; (2)“Những con voi về đích trước tiên// huơ vòi
chào khán giả. GV hướng dẫn
phân tích: “những con voi” có định ngữ
kèm theo sau nhằm hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm, còn cụm
từ: “về đích trước tiên” trả lời cho câu
hỏi: “những con voi nào?” Như vậy, cách làm (2) là đúng.
1.2. Giải
pháp hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp trong câu sai Tôi đưa ra ví dụ để hướng dẫn HS nhận biết các dạng lỗi về câu sai: Câu sai là câu mới chỉ có 1 trong các bộ phận
sau: trạng ngữ, một
bộ phận chính (CN hoặc VN), Câu thiếu vế. Câu
dùng cặp quan hệ từ không phù hợp. Câu
sai quan hệ lô gíc. Câu dùng các từ ngữ kết hợp chưa hợp lí.Ví
dụ: + Những học sinh đạt kết quả cao trong kì
thi giải Toán qua mạng. (Câu này mới nhìn
giống như là một câu hoàn chỉnh
nhưng thực ra câu chỉ có bộ phận trạng ngữ, thiếu đi 2 bộ phận cơ bản là CN và
VN.)
1.3. Giải
pháp hướng dẫn học sinh sửa câu sai thành câu đúng bằng cách dùng bảng so sánh. Khi dạy cho học sinh, yêu câù các em
phân tích câu bị sai tôi dùng bảng so
sánh với nội dung ngắn gọn về các dạng lỗi và ví dụ cụ thể để giúp các em hiểu
ra vấn đề một cách rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất.Ví dụ:
Ví dụ câu văn bị lỗi |
Loại lỗi |
Cách sửa câu văn bị lỗi |
2. Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng. |
- Chỉ có CN, thiếu bộ phận VN. |
Thêm VN cho câu. Sửa lại là: Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng đều in đậm bao kỉ niệm thân thương. |
1.4 Giải pháp hướng dẫn học sinh kĩ năng rèn luyện
viết câu văn đúng và hay
Để rèn cho học sinh có kĩ năng viết
văn tốt, sau khi cho các em phân biệt chính xác về các bộ phận trong câu, biết
các dạng lỗi về câu, tôi lại rèn cho các em
cách viết câu thành thạo bằng cách rút gọn và mở rộng câu.
Dạng 1: Rút gọn để tìm nòng
cốt câu: Rút gọn câu để tìm ra các thành phần hạt nhân và các
thành phần ngoài nòng cốt câu. Ví dụ: Rút
gọn để tìm nòng cốt trong câu sau: Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá
tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi hướng dẫn các em phân tích các thành
phần trong câu và rút gọn ta được nòng cốt câu là: Chúng tôi //đi.
Dạng 2: Mở rộng nòng cốt câu: Sau khi hướng dẫn học sinh rút gọn để được nòng cốt câu, tôi lại cho các em phân
tích ngược lại để mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm các bộ phận phụ vào câu. Ví dụ: Mở rộng nòng cốt câu sau: Mặt trời mọc.
Học sinh có thể thêm vào các thành phần phụ để mở rộng nòng cốt câu.
Chẳng hạn: Từ
phía đằng đông, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
Giúp
học sinh phân tích các bộ phận của câu chính xác, viết những câu văn đúng về
nội dung, hoàn chỉnh về ngữ pháp. HS tích
cực học tập, làm bài nhanh, tiết kiệm được thời gian cho cả HS và GV.
3. Hiệu quả
Việc áp dụng đề tài là một trong những nội dung của việc đổi mới phương
pháp dạy học, giúp giáo viên giảng dạy một cách linh hoạt, có hiệu quả cao mà
tốn ít công sức và thời gian. Công tác bồi dưỡng học sinh Giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt đạt kết quả tốt.
- Các
giải pháp được áp dụng đơn giản, dễ vận dụng cho mọi đối tượng giáo viên và HS.
- Đề tài đã được vận dụng, áp dụng thử nghiệm ở huyện Phù Mỹ và đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt. Từ năm 2009 đến 2011, học sinh trường Tiểu học Mỹ An đạt 100% trong kì thi HSG lớp 5 do Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định tổ chức.
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học