Quá
trình xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo, có thể khẳng định các
phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động lớn trong ngành đã có tác dụng
tích cực trên các mặt hoạt động:
- Góp
phần động viên và thúc đẩy từng đơn vị, cá nhân đem tài năng, sức lực để thực
hiện nhiệm vụ trung tâm của ngành: ”Dạy tốt-Học tốt”.
- Góp
phần củng cố, duy trì nền nếp, kỷ cương trường học, nâng cao chất lượng giáo
dục.
- Động viện thầy cô giáo không ngừng phấn đấu
vươn lên đáp ứng yêu cầu mới; tạo ra những nhân tố mới trong
tổ chức thực hiện “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Nhằm
nâng cao hiệu quả của cuộc vận động “
Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, Công đoàn cơ
sở trường học cần tập trung một số nội dung giải pháp sau:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc các nội dung và yêu
cầu về xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Chỉ thị
40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”
-
Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Quy
định về đạo đức nhà giáo
-
Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành
Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có
nhiều cấp học
-
Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành
Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.
-
Kế
hoạch liên tịch 285/KH-BGDĐT-CĐGDVN, ngày 05/5/2009 của Bộ GD&ĐT và CĐGDVN
về việc tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
2. Xây dựng chương trình hành động
thực hiện cuộc vận động
- Thể hiện đầy đủ các nội dung, yêu cầu cuộc vận động, xác định rõ mục tiêu, tiêu
điểm, giải pháp đột phá.
- Gắn thực tiễn và có giải pháp đồng bộ thúc đẩy việc xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên, lực lượng quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo trong mỗi nhà
trường.
3. Một số yêu cầu
* Rèn luyện để trở thành tấm gương đạo đức của nhà giáo:
- Chấp hành luật pháp, quy định của
ngành
- Yêu nghề, tận tụy với nghề, hoàn
thành các công việc được giao
- Tôn trọng, hết lòng vì học sinh.
- Sống trung thực, giản dị, giao
tiếp tốt với đồng nghiệp, cộng đồng.
* Rèn
luyện để trở thành tấm gương tự học của nhà giáo:
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để
nâng cao trình độ, năng lực công tác, giảng dạy.
- Có kế hoạch và thực hiện tốt tự học, tự nghiên cứu.
* Rèn
luyện để trở thành tấm gương sáng tạo của nhà giáo
- Luôn đổi mới trong hoạt động quản lý, dạy-học.
- Sáng tạo được áp dụng tốt trong thực tiễn quá trình quản
lý, dạy học.
4. Kinh nghiệm
4.1. Tổ chức thực
hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo” phải gắn với yêu cầu “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”,
gắn với nội dung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV. Thước đo kết
qủa của cuộc vận động là ý thức tự rèn luyện và kết quả phấn đấu của mỗi thầy,
cô giáo trong công việc và cuộc sống, trong nghiên cứu học tập, sáng tạo cho
phát triển vì mục tiêu chất lượng giáo dục.
4.2. Quá trình tổ
chức thực hiện cuộc vận động cần quan tâm:
- Giải quyết tốt
vấn đề tư tưởng, phát huy
dân chủ, công bằng trong giải quyết lợi ích, trong phân công, đánh giá công
việc, chăm lo chính sách-đời sống nhà giáo
- Đổi mới và đẩy
mạnh các hoạt động thi đua nhằm tập
hợp được sức mạnh tổng hợp của tập thể, phát huy tốt tiềm năng, sáng tạo của
mỗi cá nhân, tổ chức trang trọng tuyên dương, khen thưởng, tôn vinh người thầy.
- Phát hiện nhân
tố tích cực, động viên và tạo điều kiện để họ làm việc hết mình, phát huy hết
khả năng, có khuyến khích vật chất tương xứng với thành quả mà họ mang lại.
Làm tốt những vấn
đề trên sẽ động viên đội ngũ thầy, cô giáo không ngừng phấn đấu vươn lên để
hoàn thiện mình cả về phẩm chất và năng lực, góp phần nâng cao hiệu quả vận
động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ở các
nhà trường
Người thành công là người có thể xây được nền tảng vững chắc từ những viên gạch kẻ khác ném vào anh ta