Có
300 Nhà giáo tiêu biểu, đại diện cho hơn 17 nghìn nhà giáo của ngành Giáo
dục-Đào tạo Bình Định đã về dự. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình phó Chủ tịch UBND tỉnh
đã đến dự và phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, tặng hoa, quà, chụp
ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo VN
Tại
buổi gặp mặt, các nhà giáo có dịp ôn lại truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt
Nam, ghi nhận và tôn vinh thầy giáo, cô giáo của các thế hệ đã ngày đêm
tận tụy với nghề, lao động sáng tạo, quên mình và nhiều thầy giáo, cô giáo đã
hy sinh tuổi thanh xuân đem ánh sáng văn hóa cho đồng bào vùng cao, vùng xa.
Ông Cao Văn Bình, P.GĐ Sở GD-ĐT ôn lại truyền thống
tốt đẹp Nhà giáo Việt
Phát huy
truyền thống nhà giáo, những trăn trở, tâm tư, tình cảm, gơi mở những suy
nghĩ của mình đối với sự nghiệp giáo dục-đào tạo được các nhà giáo trao đổi tại
buổi gặp mặt.
Thầy Huỳnh Đăng Khanh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bình Định, nguyên Giám đốc sở GD-ĐT, người thầy tâm huyết với sự nghiệp GD-ĐT tỉnh Bình Định, đã thường xuyên phối hợp và hợp tác có hiệu qủa với ngành giáo dục trong phong trào “khuyến học, khuyến tài” góp phần ươm mầm cho tương lai của hàng vạn học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Thầy mong muốn sao ngành giáo dục tỉnh nhà ngày một phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân.
Thầy Huỳnh Đăng Khanh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bình Định, nguyên Giám đốc sở GD-ĐT,
Thầy
Lê Hữu Thạnh giáo viên trường THCS Đào Duy Từ, Hoài Nhơn, đã 3 lần đạt giáo
viên dạy giỏi cấp tỉnh. Thầy tâm sự tham gia thi giáo viên dạy giỏi và bồi
dưỡng học sinh giỏi là niềm vui, niềm hạnh phúc trong nghề dạy học của thầy,
qua mỗi hội thi, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp được nâng lên, học sinh của
thầy luôn đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.
Thầy Lê Hữu Thạnh giáo viên trường THCS Đào Duy Từ, Hoài Nhơn
Cô Trần Nữ Vĩ Thức, giáo viên trung tâm GDTX-HN An Nhơn, tuy là giáo viên hợp đồng, nhưng cô luôn nổ lực phấn đấu, tìm tòi sáng tạo, khiêm tốn học hỏi, 2 lần cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, mong muốn được xét tuyển biên chế chính thức để an tâm với nghề mình đã chọn.
Thầy
Hồ Văn Thảo, phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn trường THPT Vĩnh Thạnh, đã
vượt qua khó khăn để trở thành giáo viên dạy giỏi và gắn bó 23 năm với sự
nghiệp trồng người ở vùng cao. Băn khoăn của thầy là hiện nay chính sách của nhà nước đối
với giáo viên về công tác vùng cao, vùng khó khăn có nhiều ưu đãi hơn trước,
song đội ngũ thầy cô giáo mới ra trường ngại về công tác ở vùng khó khăn cũng
còn nhiều. Do vậy, trường hiện nay vẫn còn thiếu giáo viên ở một số bộ môn, đề
nghị lãnh đạo ngành quan tâm giải quyết.
Thầy
Hồ Văn Thảo, phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn trường THPT Vĩnh Thạnh
Đỗ Thị Thu Hương, giáo viên trường tiểu học Hoàng Quốc Việt TP. Quy Nhơn
Thầy Trần Tấn Thành, giáo viên trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, là giáo viên trẻ, nhưng thực sự tâm huyết và say sưa với nghề dạy học, luôn khiêm tốn học hỏi, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, nhiều học sinh môn hóa của thầy đã đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, bản thân quyết tâm nghiên cứu, học tập, trao dồi nghiệp vụ chuyên môn để làm tốt công việc được giao.
Cô
Nguyễn Thị Thu Thủy, giáo viên trường mẫu giáo xã Mỹ Chánh, Phù Mỹ, tận tâm,
tận lực và hết lòng vì học sinh,có nhiều sáng kiến trong công tác chăm sóc,
giáo dục trẻ, được phụ huynh và đồng nghiệp tin yêu,
bản thân mong muốn chăm lo giáo dục tốt hơn cho các cháu, đặc biệt
các cháu nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Thầy
Nguyễn Phải, Giám đốc trung tâm GDTX-HN Tây Sơn, một Giám đốc năng động, sáng
tạo, thực hiện tốt đa dạng hóa loại hình đào tạo và mô hình dạy cho bà con dân
tộc biết một nghề, bản thân luôn mong muốn tạo thêm việc làm, vừa nâng cao đời sống cán bộ,
giáo viên, vừa đáp ứng nhu cầu học nghề của nhân dân tại địa phương, xây dựng
trung tâm ngày càng phát triển tốt.
Thầy Nguyễn Phải, Giám đốc trung tâm GDTX-HN Tây Sơn
Những trăn trở, khát khao cống hiến của các nhà giáo trong “sự nghiệp
trồng người”.
Cô giáo Tạ Thị Mỹ Chánh, giáo
viên trường THPT Vĩnh Thạnh, tôi mong rằng tất cả những ai đang và sẽ
gắn bó với nghề dạy học, luôn tràn đầy lòng nhiệt huyết và là tấm gương sáng
cho các em noi theo, để hạt giống ươm trồng luôn xanh tươi và tràn dầy sức
sống;
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Phương, giáo viên
trường THPT Vân Canh, trong tôi còn nổi lên một tinh
thần trách nhiệm khá nặng nề đè nặng trên đôi vai nhỏ bé này là làm sao cho thật
xứng đáng với những gì mà xã hội đã ban tặng cho mình. Do đó trong quá trình
làm việc, bản thân tôi luôn đặt ra cho mình ba tiêu chí cần phải vượt qua và sẽ cố gắng làm hết sức mình để xây dựng, phát triển và
đưa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà nói riêng và tỉnh nhà nói chung ngày một
đi lên;
Cô giáo Đặng Thị Xuân Cúc, Chủ tịch công đoàn trường THPT số 3 An Nhơn
tâm sự, dạy học cũng giúp tôi tự trau
dồi kiến thức, những câu hỏi của học sinh đã buộc tôi phải đào sâu suy
nghĩ và học hỏi thêm. Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng phải mất ba năm giảng dạy để
thực sự nắm vững về một vấn đề nào đó quả là rất đúng theo những điều gì tôi đã
trải qua….
Tiết mục văn nghệ học sinh TP.Quy Nhơn
CĐGD Bình Định
Mặc kệ nó, cứ làm đi!