I.
Nhận diện Bạo lực học đường.
Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành
một mối lo lắng và bức xúc trong xã hội. Bạo lực học đường không chỉ là sự đánh
nhau hay bắt nạt giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra từ giáo viên với
những hình phạt bạo lực. Còn xảy ra tình trạnh thầy đánh trò, trò đánh thầy
ngay trên bục giảng, phụ huynh vào trường đánh giáo viên, bắt giáo viên quì . .
. gây nên sự bất an
làm tổn thương niềm tin của xã hội đối với nhà trường, đối với nền giáo dục.
Bạo lực học đường đang ngày càng gia
tăng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp với lối sống thiếu lành mạnh, tha hóa,
lệch chuẩn mực giá trị đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc…trong sinh
hoạt học đường.
Để kịp thời ngăn chặn, giảm thiểu bạo lực học đường Chính phủ đã có Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày
17/7/2017 về phòng chống bạo lực học đường. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng
văn hóa học đường để trả lại sự tôn nghiêm cho nền giáo dục, kiên quyết xử lý
những vụ việc bạo lực gây bức xúc trong xã hội.
Bạo lực học đường xuất phát từ bản
thân học sinh và sẽ được điều chỉnh bởi giáo dục của nhà trường và gia đình
đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ môi trường xã hội.
Trước hết là từ các em học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về đạo đức,
nhân cách, lối sống, chưa có đủ kỹ năng để ứng phó và giải quyết các tình huống
xảy ra hàng ngày. Sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, luôn muốn khẳng định mình dẫn
đến những hành vi lệch lạc, thiếu kiềm chế nảy sinh bạo lực.
Nguyên nhân từ giáo dục ở gia đình do một số phụ huynh thiếu quan tâm, không
thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những diễn biến tâm lý, tình
cảm của con cái mình để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, hướng con em theo một
con đường tốt đẹp, mà chỉ phó mặc cho nhà trường.
Nguyên nhân từ giáo dục trong nhà trường. Nội dung chương trình giáo dục ở cấp
THPT hiện nay đang thiếu vắng môn học “Đức dục” mà thay vào đó là các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, tích hợp đức dục trong các môn học. Nên chưa chính
danh, tạo ra khoảng trống trong giáo dục đạo đức lối sống đẹp cho học sinh. Khoảng trống giáo dục đạo đức đó ngày càng bộc lộ là nguyên nhân
bùng nổ bạo lực học đường như hiện nay.
Nguyên nhân từ phía xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến tâm lý, tình cảm
của học sinh. Các em rất dễ bị cuốn theo lối sống thực dụng, đua đòi, thiếu
lành mạnh, hành vi bạo lực từ mạng Internet, phim ảnh, game online có tính bạo lực trên mạng xã hội đã là tác nhân làm bùng nổ bạo
lực ở một số học sinh.
II. Giải pháp phòng chống Bạo lực học đường
Xuất phát từ tình hình đặc
điểm học sinh của TRƯỜNG THPT QUY NHƠN là thành phần không
trúng tuyển vào các trường công lập, có nhiều hạn chế về học lực và hạnh kiểm.
Nên khi đến học trường tư một số em mang theo những thói hư tật xấu với tấm lý
bất cần tiềm ẩn nguy cơ bạo lực.
Để giải tỏa vấn đề
tâm lý trên, nhà trường đã có nhiều nổ lực xây dựng nên những giá trị hướng đến
học sinh nhằm Giáo
dục học sinh biết vượt lên chính mình để thành nhân và thành tài vì một thế hệ
công dân tự lập giúp các
em biết rằng trí thông minh con người đâu chỉ có một thước đo là IQ mà còn EQ,
AQ và BQ nữa rất cần cho cuộc sống để thành đạt và hạnh phúc.
Nhà trường thực
hiện mục tiêu không chỉ quan tâm dạy chữ mà còn quan tâm dạy người với học ngày
2 buổi có đủ thời lượng để giáo dục và rèn luyện đạo đức lối sống cho học sinh với
nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.
Giải pháp phòng
chống bạo lực học đường của nhà trường được đối trị bằng “Xây dựng môi trường
văn hóa học đường và Tư vấn tâm lý học đường”
1. Xây dựng môi trường văn hóa học đường
Nếu học đường thiếu văn hóa thì sẽ không thể đảm bảo
được chức năng truyền tải kiến thức cần thiết cho học sinh. Khi được dạy dỗ và
học tập trong một môi trường có văn hóa, các em sẽ hiểu được trách nhiệm và
nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, thầy cô, bạn bè và những mối quan hệ
khác trong xã hội.
Nhà trường lấy văn
hóa ứng xử học đường làm nội dung giáo dục,
bồi dưỡng nét đẹp nhân cách cho người dạy và người học.
Thực tế, có
những tác nhân thầm lặng tấn công vào môi trường văn hóa học đường. Đó là sự
thiếu vắng tình yêu thương và lòng bao dung tha thứ trong cách giáo dục của
không ít giáo viên với học sinh của mình. Chính vì vậy, xây dựng môi trường văn
hóa học đường phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
- Trước tiên: Xây dựng một môi trường văn hóa trách nhiệm, yêu thương và
khoan dung tha thứ trong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.
Khẩu hiệu hành động của
nhà trường là phương châm cuộc vận động của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đó là: Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương
- Trách nhiệm.
Tình yêu thương và khoan dung tha thứ tỏa ngát trong môi
trường giáo dục nhà trường đã tạo lập cho học sinh một tình cảm yêu trường mến
lớp hình thành và phát triển một cách tự nhiên. Đồng thời cũng giáo dục cho các
em hiểu rằng Dân chủ là sức mạnh với sứ mệnh giáo dục
thành nhân của nhà trường là hình thành Nhân tình – Nhân tính – Nhân cách – Nhân văn, mà cốt lõi là tình yêu
thương của con người.
- Thứ đến là: Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường
Nhà trường đã sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử học đường
với nền tảng “Lễ nghĩa” trong giao tiếp ở Nhà trường – Gia đình – Xã hội mà học sinh là nhân tố
trọng tâm cần giáo dục và gieo hành vi để tạo lập thói quen, từ thói quen để
hình thành tính cách.
Theo đó, giáo dục học sinh phải biết xấu hổ khi làm những
việc sai trái, không đúng với văn hóa ứng xử của một con người đồng thời đề cao
sự trung thực trong ứng xử.
- Tiếp đến là: Đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa học đường.
Đây
là vấn đề nhà trường đặc biệt quan tâm, bởi vì với một cơ sở khang trang bề thế
sạch đẹp sẽ có tính giáo dục trực quan rất lớn đến hành vi của học sinh. Nó còn
tạo ra niềm tự hào cho học sinh về ngôi trường mình học tập, khơi nguồn cảm xúc
định hướng hành vi và tạo lập thói quen cho học sinh từ cử chỉ, lời nói đến
thái độ ứng xử có văn hóa.
- Học
sinh lớp 10: học tập các Chuyên đề tâm lý về tự nhận thức bản thân.
-
Học sinh lớp 11: học tập các Chuyên đề tâm lý về ứng xử
-
Học sinh lớp 12: học tập các Chuyên đề tâm lý về hành vi bất thường
Ngoài ra, học sinh nhà trường
còn được học tập các chuyên đề về kỷ năng sống và giá trị sống để giúp các em
tự hoàn thiện và giải quyết những sang chấn tâm lý của bản thân.
Công tác tư vấn tâm lý
học đường của nhà trường nhằm phòng ngừa, sàng lọc với phát hiện sớm, can thiệp
nhanh những
rối nhiễu tinh thần giúp học sinh giải quyết vấn đề tâm lí của mình. Đồng thời
cũng tư vấn cho phụ huynh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
giáo dục, dạy dỗ con em mình.
Những
nội dung mà nhà trường thường tư vấn tâm lý cho học sinh, đó là:
- Những khó khăn trong học tập và
hòa hợp với bạn học;
- Những vấn đề lệch chuẩn về hành vi;
- Vấn đề thiếu tập trung chú ý và
thiếu động lực học tập, phấn đấu;
- Những vướng
mắc trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và ở gia đình;
- Lo lắng, trầm cảm, sợ sệt, nhút nhát;
- Thiếu
giá trị sống và kỹ năng sống phù hợp....
Công tác tư vấn
tâm lý học đường của nhà trường được thường xuyên thực hiện theo nguyên tắc: Lắng
nghe – Chia sẻ – Bí mật bằng mô hình “Tổ tư vấn” bao gồm cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm giàu kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời
sống tinh thần, trí tuệ của các em.
Kết quả:
1. Nề nếp sinh hoạt học
đường của nhà trường ngày càng lành mạnh, học sinh ngoan hiền, lễ độ với nhận
thức học
trường tư cũng có niềm tự hào!
2. Đội ngũ cán bộ giáo viên
nhà trường ngày càng trưởng thành và vững vàng với tâm thế là nhà giáo dục chứ không
chỉ là người dạy chữ.
Kinh nghiệm:
Bạo lực học đường chỉ được kìm chế đi đến giảm thiểu một
khi nhà trường tạo lập được môi trường văn hóa học đường. Văn hóa học đường phải
được xem là chuẩn mực để hình thành và đánh giá nhân cách của “người dạy và người
học”. Nhân cách là bằng cấp học vấn cao
nhất, là cơ sở để phát triển năng lực bản thân, là nhân hiệu quý giá trong xã
hội hiện nay. Không ai sẵn sàng tin tưởng, trọng dụng một nhân viên có nhân
cách xấu.
Nhà trường không chỉ quan tâm dạy chữ
mà cần phải quan tâm dạy người với một môi trường giáo dục thân thiện trên nền
tảng văn hóa học đường.
Dương Minh
Chủ tịch Hội đồng quản trị
TRƯỜNG THPT QUY
NHƠN
Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi