Theo đó, trong giai đoạn 2016-2017, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn có 7 môn chuyên, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn và Tin học với quy mô 27 lớp, khoảng 1.000 học sinh. Trong đó phấn đấu ít nhất có 21 lớp chuyên và khoảng 27% học sinh không chuyên.
Trong giai đoạn 2018-2020, ngoài 7 lớp chuyên vừa nêu, sẽ thêm 3 lớp chuyên Tiếng Nhật, Lịch sử, Địa lý, nâng tổng số môn chuyên lên 10 môn; hoặc có thể mở 2 lớp chuyên cho 1 môn đối với các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, với quy mô 36 lớp, khoảng 1.300 học sinh. Trong đó, số học sinh các lớp không chuyên giữ nguyên như giai đoạn 2015-2017 là 6 lớp, chiếm khoảng 20% học sinh toàn trường.
Về chất lượng đào tạo, phấn đấu xây dựng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nằm trong Top 10 trường THPT có chất lượng tốt nhất Việt Nam, ngang tầm với các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Đến năm 2020, phấn đấu có ít nhất 70% học sinh xếp loại học lực giỏi; 90% học sinh giỏi, khá về tin học; 100% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ Châu Âu ban hành; có hơn 25% giải học sinh giỏi cấp tỉnh; có hơn 25 học sinh đạt gaiir học sinh giỏi cấp quốc gia và có giải quốc tế; 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT và có có 95% học sinh đậu ĐH nguyện vọng 1…
Để thực hiện đạt các mục tiêu vừa nêu, Đề án cũng xác định các giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để nâng cấp trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, có giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên của nhà trường.
Kinh phí dự kiến thực hiện Đề án là hơn 37 tỷ đồng.
Trong đó, giai đoạn 2016-2017 là 20 tỷ đồng và giai đoạn 2018-2020 là hơn 17 tỷ
đồng.
Tin - ảnh: XUÂN NGUYÊN
Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi