Tên đề tài : Thiết kế và sử dụng một số công thức giúp học sinh xác định số loại giao tử tạo thành trong giảm phân
Cập nhật: 07/05/2014 - đọc: 6344 lần
Tác giả: Phan Chí Quốc Hùng
I. Đặt vấn đề
Việc học sinh xác định được số loại giao tử trong giảm phân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
Tuy nhiên trong chương trình sinh học phổ thông ( chuẩn và nâng cao), vấn đề xác định số loại giao tử trong giảm phân được trình bày rất đại khái; còn trong các tài liệu tham khảo, vấn đề này hoặc không được đề cập, hoặc có đề cập ở một số tài liệu nhưng còn ít và không hệ thống, hoặc thậm chí có tài liệu trình bày 1 số công thức chưa chuẩn, chưa chính xác.
Do đó trong quá trình giảng dạy ở trường THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, bồi dưỡng đội dự tuyển thi quốc gia và luyện thi đại học, tôi nhận thấy học sinh thường không giải quyết được các dạng bài tập này.
Trước thực trạng đó, tôi nghĩ rằng cần thiết phải có giải pháp mới giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về giảm phân và có thêm công cụ (là những công thức mới) để giải quyết tốt hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây.
Chính vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài “Thiết kế và sử dụng một số công thức giúp học sinh xác định số loại giao tử tạo thành trong giảm phân”
II. Mô tả giải pháp cũ:
+Có thể xem các giải pháp cũ gồm: SGK chuẩn và nâng cao, trong các tài liệu tham khảo của Hoàng Trọng Phán, Huỳnh Quốc Thành, Lê Thị Thảo, Phan Kỳ Nam...
+Những nhược điểm cần khắc phục:
-Ở SGK: vấn đề xác định số loại giao tử trong giảm phân được trình bày rất đại khái;
-Ở các tài liệu tham khảo: vấn đề này hoặc không được đề cập, hoặc có đề cập ở một số tài liệu nhưng còn ít và không hệ thống; Hoặc thậm chí có tài liệu trình bày 1 số công thức chưa chuẩn.
III-Mô tả giải pháp sáng kiến:
1.Nội dung giải pháp mới: (Nội dung cốt lõi)
1.1-Chỉnh sửa điều kiện của 2 công thức chưa chuẩn.
1.2-Xây dựng 64 công thức và cách tính mới để xác định số loại giao tử tạo thành trong giảm phân một cách nhanh chóng và chính xác.
1.3-Sắp xếp các công thức sẵn có (16 công thức cũ), 2 công thức đã chỉnh sửa điều kiện và 64 công thức và cách xác định mới thành Bảng hệ thống các công thức xác định số loại giao tử tạo thành trong nhiều trường hợp giảm phân khác nhau. (bảng 1)
2. Thuyết minh tính mới của giải pháp:
2.1- Bảng 1 Là bảng hệ thống các công thức đầy đủ nhất và chuẩn nhất so với tất cả các tài liệu tham khảo khác mà tôi từng biết. Bảng 1 đề cập 72 khả năng có thể xảy ra.
+Trong tài liệu “ Ứng dụng xác suất và thống kê trong giảng dạy phần di truyền học sinh học 12” của Hoàng Trọng Phán, có đề cập đến vấn đề này nhưng chưa nhiều (đề cập 10 khả năng).
+Trong các tài liệu của các tác giả khác, vấn đề này đề cập còn ít hơn Hoàng Trọng Phán.
2.2- Các bảng 2, 3, và 4 (trong toàn văn) Đã được làm rõ hơn ở các điểm sau đây của bảng 1:
+Chỉ rõ tính mới trong mỗi trường hợp so với giải pháp cũ.
+Có ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp (các ví dụ này cũng không trùng lặp so với bất kỳ tài liệu nào mà tôi từng biết).
+Có phần chứng minh các công thức mới xây dựng để khẳng định tính đúng đắn của mỗi công thức mới.
3-Khả năng áp dụng của giải pháp
3.1-Dễ sử dụng-dễ áp dụng
+Sau khi nghiên cứu giải pháp của tôi, các giáo viên có thể hiểu được con đường thành lập và cách thức áp dụng các công thức để giúp học sinh xác định được số loại giao tử có thể tạo thành trong giảm phân.
+Sau khi được hướng dẫn, giải thích các em học sinh có thể áp dụng các công thức này để dễ dàng xác định số loại giao tử tạo thành trong mỗi trường hợp.
3.2-Có khả năng thay thế các giải pháp hiện có:
Thật vậy, như đã trình bày ở phần trên, giải pháp của tôi đã trình bày hệ thống các công thức xác định số
Bảng 1-BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO TỬ TẠO THÀNH
Các ký hiệu: + n : Bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài + m : Số tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân
+x : Số cặp NST có trao đổi chéo +Công thức nghiêng: Không mới +Công thức in đậm-thẳng: Mới
loại giao tử đầy đủ nhất và chuẩn nhất so với tất cả các tài liệu tham khảo khác mà tôi từng biết. Do đó rất có giá trị tham khảo và sử dụng đối với giáo viên và học sinh khi muốn tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì thế, giải pháp của tôi hoàn toàn có thể thay thế các giải pháp hiện có.

3.3-Phạm vi áp dụng không hạn chế:
+Có thể áp dụng trong 1 nhóm nhỏ học sinh (Ví dụ: Dạy học sinh giỏi dự thi các cấp).
+Có thể áp dụng trong 1 lớp học (lớp học bình thường, lớp ôn thi đại học…)
+Có thể áp dụng đại trà cho nhiều lớp học, ở nhiều trường khác nhau trong phạm vi cả tỉnh hoặc toàn quốc.
4-Hiệu quả giáo dục- kinh tế- xã hội-môi trường
Giải pháp được tiến hành trong một thời gian tương đối dài (2010-2011 đến nay), cách chứng minh tính hiệu quả của giải pháp khá đa dạng (Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất; Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên). Trong đó các lớp thực nghiệm và đối chứng có điều kiện tương đối giống nhau (Khách thể nghiên cứu tương đối giống nhau), nên đã chứng minh tính hiệu quả của giải pháp.
Việc áp dụng giải pháp trong thực tế không phức tạp, ít tốn kém nhưng tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực (lớp học sôi nổi hơn, học sinh hoạt động tích cực hơn, giờ học diễn ra một cách tự nhiên, thoải mái…). Góp phần thực hiện tốt các phong trào thi đua, đặc biệt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Do đó có thể được sử dụng rộng rãi.
Xem chi tiết đề tài
Bình Định, ngày 29 tháng 04 năm 2014
Phan Chí Quốc Hùng